Một trong những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thường thấy nhất ở nhiều quốc gia khi có lạm phát đấy là việc sử dụng chính sách lãi suất để tác động đến lạm phát ( kiểm soát lạm phát )
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các quốc gia họ hay sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát trong khi còn có rất nhiều công cụ khác hỗ trợ việc này?
1/ Câu hỏi: Vì sao các ngân hàng trung ương thường dùng chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát?
Bdsviet.net trả lời:
bdsviet.net sẽ đi sâu vào phân tích và xem xét việc tăng hoặc giảm lãi suất nó có tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh doanh đầu tư bất động sản nhé!
Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, việc vay tiền sẽ trở nên đắt hơn, do đó sẽ giảm sự yêu cầu cho các khoản vay và tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến giảm áp lực lạm phát vì khi tiêu dùng giảm, giá cả cũng sẽ giảm theo.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất, việc vay tiền trở nên rẻ hơn, do đó sẽ tăng sự yêu cầu cho các khoản vay và tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực lạm phát vì khi tiêu dùng tăng, giá cả cũng tăng theo
Chính vì vậy nên các ngân hàng trung ương thường dùng chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát bởi vì lãi suất có ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay và chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Việc sử dụng chính sách lãi suất là một cách quan trọng để ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các quyết định về lãi suất phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường tài chính. Bởi nếu sử dụng việc tăng hoặc giảm lãi suất quá đà sẽ kiến kinh tế rơi vào suy thái trầm trọng dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Việc tăng hay giảm lãi suất có quyết định cực lớn đối với một ngành nghề kinh doanh như bất động sản. Bởi việc huy động vốn hoặc sử dụng đòn bẩy trong đầu cơ, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị mới ..v...v.. cần rất nhiều vốn. Với việc chủ đạo là vốn vay thì việc lãi suất tăng sẽ khiến các khoản phải trả tăng cao, dẫn đến giá bán tới tay người tiêu dùng cũng phải tăng, nhưng khi lãi suất tăng các cá nhân họ lại muốn gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, dẫn đến nguồn cung vốn bị siết.
Đây là tác động kép cực kỳ khủng khiếp đối với ngành bất động sản mà chỉ những ai đã từng đi qua các cơn khủng hoảng tài chính mới thấy hết được sức công phá ghê gớm của nó là như thế nào.
Việc giảm lãi suất lại diễn biến theo chiều ngược lại khi đồng tiền được bơm ra thị trường thì dẫn đến sự mất giá của đồng tiền ( sự mất giá thể hiển bạn cần phải chi nhiều tiền hơn cho 1 loại hàng hóa so với trước kia). Thì việc tìm kênh đầu tư để trú ẩn dòng tiền gần như không có kênh nào tốt bằng bất động sản ( kể cả ngoai tệ hoặc vàng). Chính vì điều này dẫn đến lực cầu đột biến khiến giá bất động sản tăng phi mã x10 x100 thậm chí có nơi x1000.
Nó khiến cho việc kiểm soát tình hình trở nên càng khó khăn hơn hay còn được gọi là bong bóng Bất Động Sản. Bởi nó cứ được bơm và phình to mỗi ngày. Kéo theo nhiều hệ lụy mà phải mất đến cả thập kỷ mới có thể giải quyết được.
2/ Câu hỏi: Có trường hợp nào mà lạm phát cao nhưng vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp không ?
Bdsviet.net trả lời: Có!
Trong một số trường hợp, lạm phát cao và chính sách lãi suất thấp có thể được duy trì đồng thời. Điều này thường xảy ra trong bối cảnh kinh tế suy thoái, khi các chính sách kích thích kinh tế được triển khai bằng cách giảm lãi suất để thúc đẩy chi tiêu và tăng cường hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lạm phát tăng cao đến mức độ không kiểm soát được và có thể dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế.
Trong những trường hợp đặc biệt, ngân hàng trung ương có thể quyết định tiếp tục giữ chính sách lãi suất thấp trong khi đồng thời triển khai các biện pháp kiểm soát lạm phát khác, chẳng hạn như kiểm soát giá cả và tăng cường hoạt động giám sát thị trường. Cung cấp các chính sách kích cầu sản xuất nhằm tăng cung lượng hàng hóa giúp giá cả giảm. Làm giảm đà lạm phát
Một ví dụ về trường hợp này là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, khi các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0% để hỗ trợ hoạt động kinh tế. Mặc dù lạm phát vẫn tăng, các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục giữ chính sách lãi suất thấp và triển khai các biện pháp khác để kiểm soát lạm phát.
Tóm lại công cụ lãi suất ảnh hưởng cực lớn đến không những tất cả các ngành nghề nói chung mà là chính với ngành nghề bất động sản nói riêng. Nên việc sử dụng nó như 1 công cụ kiểm soát lạm phát hiệu quả thì tức thời nhưng cũng thật nguy hiểm.